Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
3 tướng Nhật tuyên bố chiến hạm Trung Quốc chỉ làm “bia ngắm bắn”
Vừa qua, 3 vị tướng về hưu Nhật Bản đã cùng viết một cuốn sách, trong đó cho rằng, sự phát triển của hải quân Trung Quốc chỉ nặng về “lượng” mà không có “chất”, một khi chiến sự xảy ra, chiến hạm của Trung Quốc dễ dàng trở thành “bia ngắm bắn” của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.

 


Tờ “South China Morning Post” của Hồng Kông cho biết, cuộc chạy đua quân bị trên biển của Bắc Kinh đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các quan chức và chuyên gia quân sự trên thế giới. Bàn về vấn đề này, 3 vị tướng lĩnh về hưu Nhật Bản đã hợp tác viết cuốn sách “Trung - Nhật sẽ bùng phát hải chiến? - Đối sách của Nhật ngăn chặn bước chân Trung Quốc trên biển”.

 

Trong cuốn sách này, các ông Natsukawa Kazuya, Toshihiko Ôoka và Nobuharu Yasui chỉ ra, thực lực của hải quân Trung Quốc và lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản hơn kém nhau rất xa, xét về cán cân lực lượng, hải quân Trung Quốc không đủ khả năng “xâm lược” được Nhật Bản. Cuốn sách viết: “Nói một cách đơn giản, kể cả Trung Quốc có tàu ngầm hạt nhân và hàng không mẫu hạm, một khi chiến tranh xảy ra, chúng sẽ là những mục tiêu tấn công tuyệt vời của hải quân Nhật - Mỹ”. 

 




Các tướng lĩnh nghỉ hưu Nhật Bản cho rằng cán cân lực lượng đang nghiêng về Mỹ-Nhật

 

3 vị đồng tác giả đã chỉ ra, vì công nghệ radar, sonar trinh sát và thông tin liên lạc trên các tàu ngầm và tàu mặt nước Trung Quốc kém xa Nhật nên một khi xảy ra hải chiến, Nhật sẽ làm cho chúng không có cách nào gửi được thông tin về Bộ tư lệnh làm cho các chỉ huy chiến trường Trung Quốc bị “mù” về thông tin chiến trường, không thể đưa ra các chỉ đạo chiến thuật, bỏ lỡ thời cơ tiến công. Khi đó chiến hạm và tàu ngầm Trung Quốc sẽ biến thành bia tập bắn cho tàu chiến và máy bay săn ngầm Nhật Bản.

 

Ông Natsukawa Kazuya nhận xét, trong phát triển năng lực tác chiến, Trung Quốc đã quá coi trọng chạy theo số lượng, chả khác gì ngày xưa nhà Thanh sắm 2 thiết giáp hạm cực lớn “Định Viễn” và “Trấn Viễn”, chỉ được cái mẽ ngoài nhưng trong rỗng tuếch, thất bại vẫn hoàn thất bại. Ngày nay, Trung Quốc cũng ồ ạt đầu tư ngân sách cực lớn để tăng cường quân lực, tuy nhiên cũng chỉ là như “xây lâu đài không khí” mà thôi. 

 




Thiết giáp hạm khổng lồ Định Viễn chụp năm 1884, đang chờ bàn giao tại Đức

 

Để hiểu được ý của ông Natsukawa Kazuya, chúng ta cần ngược về quá khứ, cách đây 2 thế kỷ. Vào năm 1881, đại thần Lý Hồng Chương của nhà Thanh đã đặt mua 2 thiết giáp hạm khổng lồ lớp Sachsen của Đức là “Định Viễn” và “Trấn Viễn” cho hạm đội Bắc Dương. 2 tàu này có lượng giãn nước hơn 7300 tấn, lớn hơn rất nhiều so với các chiến hạm lớn nhất của Nhật chỉ khoảng hơn 2000 tấn, ngoài ra nhà Thanh cũng mua rất nhiều chiến hạm hàng nghìn tấn khác, biến Hạm đội Bắc Dương thành lực lượng hải quân lớn thứ 8 trên thế giới.

 

Lúc đó, Trung Quốc đã thị uy, có nhiều hành động thách thức Nhật và quyền lợi của Nhật trên bán đảo Triều Tiên làm người Nhật nổi giận và nuôi chí phục thù. Trải qua hơn 10 năm cách tân đất nước và học tập mô hình quân đội, đặc biệt là hải quân của Anh, năm 1894, Nhật đã đánh bại quân nhà Thanh cả trên biển lẫn trên đất liền, tiêu diệt hoàn toàn hạm đội Bắc Dương. Nhà Thanh đã phải ngậm ngùi ký hiệp định đình chiến Shimonoseki (Hòa ước Mã Quan) năm 1895. 

 


Các quan chức quân sự Nhật-Mỹ cho rằng Trung Quốc mới chỉ phát triển về “lượng” chứ chưa có thực chất

 

Với hòa ước này, nhà Thanh phải cắt bán đảo Liêu Đông và bồi thường chiến phí cho Nhật 510 triệu Yên (lúc đó tương đương hơn 6 lần GDP 1 năm của Nhật). Số tiền này đã được Nhật sử dụng để đẩy mạnh kinh tế, phát triển khoa học công nghệ để vài thập kỷ sau họ đã trở thành một cường quốc trên thế giới, thiết giáp hạm Trấn Viễn còn sống sót sau hải chiến cũng bị Nhật thu về sử dụng. Cuộc chiến Thanh-Nhật lần thứ nhất này chính là điểm khởi nguồn cho mối “thâm thù đại hận” giữa 2 quốc gia kéo dài cho đến ngày nay.

 

Trong cuốn sách còn trích dẫn phân tích của ông Edward Luttwak - chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế Mỹ trên tờ “Wall Street Journal” là Mỹ đã có lịch sử vài chục năm nghiên cứu phát triển vũ khí chống hạm và hệ thống chỉ huy tác chiến hải quân. So với quá trình phát triển kiểu “đi tắt, đón đầu” của Trung Quốc trong vòng hơn 5 năm qua thì quả thực những chiến hạm của Trung Quốc chỉ là mồi ngon cho tàu ngầm tấn công và tàu sân bay Mỹ. 

 




Chiến hạm Trung Quốc sẽ trở thành “mồi ngon” cho máy bay săn ngầm và chiến hạm Mỹ-Nhật?

 

Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cũng đưa ra bình luận “phản pháo”. Ông cho rằng, những luận điểm trong cuốn sách này và quan điểm của giới chức quân sự Mỹ phản ánh một bộ phận tướng lĩnh nghỉ hưu Nhật Bản đã bắt đầu đi vào chủ nghĩa quân phiệt, châm ngòi chiến tranh, phá hoại hòa bình trong khu vực đông Á.

 

Ông Lý Kiệt còn nhận xét, về vấn đề so sánh tương quan quân lực Trung - Nhật, mấy vị tướng lĩnh về hưu Nhật chỉ cuồng ngôn, không ngại xấu hổ nhằm khơi dậy chủ nghĩa quân phiệt Nhật, đẩy con đường phát triển công nghệ quân sự và xây dựng quân đội Nhật đi vào vết xe đổ giống đế quốc Nhật Bản trước đây.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Căn cứ Mỹ làm khó ông Abe (20-01-2014)
    Thái Lan chuẩn bị cho “cuộc chiến trường kỳ” (20-01-2014)
    LHQ chính thức mời Iran tham dự hội nghị Geneva II (20-01-2014)
    Phái viên Liên hợp quốc lo ngại về lời lẽ chống Việt Nam (20-01-2014)
    Học giả Mỹ: "Triều Tiên đang giả vờ không nghe theo Trung Quốc" (18-01-2014)
    Tổng thống Indonesia cảm thấy 'bị phản bội' về vụ nghe lén của Úc (18-01-2014)
    Trở ngại "quan hệ mới" Mỹ – Trung (18-01-2014)
    Triều Tiên bất ngờ “dịu giọng”, Hàn Quốc “phớt lờ” (18-01-2014)
    Triều Tiên ra sao sau vụ thanh trừng ầm ĩ? (17-01-2014)
    LHQ lo ngại về luận điệu chống Việt Nam của phe đối lập Campuchia (17-01-2014)
    Sam Rainsy là người Campuchia hay Trung Quốc? (17-01-2014)
    Nhật phản pháo vụ Trung Quốc gọi Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối" (17-01-2014)
    Phương Tây "kết thân" trở lại với ông Assad! (16-01-2014)
    Biểu tình Thái Lan nhắm vào cơ quan tài chính (16-01-2014)
    Mỹ có thể có nữ Tổng thống đầu tiên? (16-01-2014)
    Đức và Mỹ khó ký được thỏa thuận “không do thám” (16-01-2014)
    Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ (16-01-2014)
    Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc hưởng lợi khi Triều Tiên rơi vào tay Hàn Quốc (15-01-2014)
    Nhật tung “núi tiền” đấu với Trung Quốc tại châu Phi (15-01-2014)
    Nghị sĩ Mỹ: Washington sẽ không để yên cho Bắc Kinh tung hoành (15-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153130810.